trinhj.com

Blog cá nhân của Trịnh Nguyễn

Cách mạng công nghiệp 4.0: sản xuất thông minh

Hình ảnh mô phỏng cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Có nhiều cách hiểu khác nhau về cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Riêng với Trịnh Nguyễn, cách mạng công nghiệp 4.0 có thể hiểu đơn giản là nó sẽ tạo ra một nền “sản xuất thông minh” dựa trên nền tảng của số hóa, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và kết nối vạn vật.

Vậy sản xuất thông minh là như thế nào? Để hiểu hơn nội hàm của khái niệm này chúng ta cùng nhìn lại 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó mà loài người đã trải qua.

– Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cmcn 1.0) đánh dấu bằng việc phát minh ra và ứng dụng hơi nước và động cơ hơi nước vào sản xuất thay thế sức lao động thủ công. Sản xuất cơ giới hóa tạo ra năng xuất lao động cao hơn rất nhiều so với trước đó. Các máy móc chạy bằng hơi nước, tầu hỏa, xe hơi… từ lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực vận chuyển – giao thương đến đời sống sinh hoạt đều có sự phát triển mạnh mẽ.

– Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (cmcn 2.0): được đánh dấu bằnh sự phát minh và ứng dụng điện năng. Nó đã đẩy nền sản xuất xã hội nên 1 tầm cao mới, đó là sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Sự ra đời của những thuật ngữ như dây chuyền sản xuất, chuyên môn hóa sản xuất, sản xuất hàng loạt… Phát minh ra điện năng không chỉ làm chuyển đổi cả một nền công nghiệp sản xuất mà nó còn làm thay đổi bộ mặt của cả đời sống xã hội.

– Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (cmcn 3.0): được đánh dấu bằng sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin. Từ sản xuất hàng loạt quy mô lớn của cách mạng công nghiệp 2.0 đã được nâng tầm nên sản xuất tự động. Nếu như trước đó phạm vi sản xuất vẫn có gianh giới giữa các nhà máy, các vùng miền, các quốc gia… thì công nghệ thông tin đã làm xóa nhòa mọi gianh giới. Chuyên môn hóa, phân công và hợp tác lao động… trên phạm vi toàn cầu. Những tập đoàn lớn như SamSung có trụ sở tại Hàn Quốc, nhà máy ở Trung Quốc, Việt Nam… và hàng ngàn công ty vệ tinh tại nhiều nước, sản phẩm được bán trên toàn cầu bằng cả các cửa hàng vật lý và shop online. Microsoft, Ibm, Apple, Facebook, google, amazon, alibaba, FPT, Viettel… là những thành công lớn điển hình của CMCN 3.0 nhờ việc đi tắt đón đầu và ứng dụng thành công.

Hình ảnh mô phỏng cách mạng công nghiệp 4.0
Nguồn: trinhj.com

– Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0): sản xuất thông minh

Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều đánh dấu bằng một phát minh vĩ đại (và, tất nhiên là, có cả hàng triệu phát minh khác nữa đóng góp thêm vào) của con người. Vậy ở cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này thì sao?

Chúng ta cùng điểm qua một vài phát minh nổi bật gần đây:

+ Trí tuệ nhân tạo: máy tính alphago của google đã đánh thắng cả cao thủ cờ vây số 1 thế giới người Trung Quốc.

+ Ôtô tự lái: google, tesla…sarn xuất ô tô tự lái, đang thử nghiệm và đạt được 1 số thành công. Thậm trí một công ty ở Nauy còn sản xuất cả tầu biển trở công ten nơ tự lái chạy bằng điện có thể đi toàn thế giới…

+ Nhà máy sản xuất hoàn toàn sử dụng robot thay thế con người.

Nhà máy sản xuất toàn bằng robot
Ngày càng nhiều hơn những nhà máy sản xuất sử dụng hoàn toàn bằng Robot điều khiển tự động, thay sức lao động của con người…

+ Máy in 3D có thể “in” ra được cả một ngôi nhà, động cơ máy bay, hay mới đây nhất quân đội Mỹ còn sử dụng máy in 3D để sản xuất được cả tầu ngầm mini phục vụ quân đội…

+ Điện toán đám mây: giúp cho việc giả quyết bài toán lưu trữ dữ liệu khổng lồ, vượt trội hẳn những hình thức lưu trữ dữ liệu hiện nay…

+ Robot có khả năng học hỏi như con người. Nên nhớ là ở cách mạng công nghiệp 3.0 (hiện nay) cũng đã có robot. Nhưng 2 con robot của 2 cuộc cách mạng này sẽ khác nhau rất lớn – đó là khả năng học hỏi và tự ra quyết định. Con robot của Cmcn 3.0 thường được lập trình sẵn và chỉ thao tác theo những thứ con người đã lập trình cho nó. Còn con robot của Cmcn 4.0 sẽ được tích hợp hàng tỷ thuật toán, ứng dụng cả trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và kết nối vạn vật… Nó không chỉ làm theo những thao tác đã được lập trình mà còn có khả năng học hỏi, “rút kinh nghiệm”, và tự ra quyết định nữa. Khi hỏng nó sẽ biết tự sửa, thấy nguy hiểm sẽ biết đối phó, và biết đâu đến một ngày nó sẽ biết cãi lại “ông chủ” con người đã khai sinh ra nó,hi.

+ Công nghệ nano

+…rất nhiều các phát minh khác nữa.

Về chính sách và hoạch định chiến lược để phát triển, ứng dụng và đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0 thì sao?

– Ở tầm quốc gia: đi đầu là Đức và các nước phương tây. Họ bị “thiệt thòi” trong cách mạng công nghiệp 4.0 khi nền sản xuất “bị” toàn cầu hóa, sản xuất dịch chuyển sang các nước có lợi thế về chi phí lao động rẻ như Trung Quốc, Ấn độ, các nước châu Á, châu phi… Thì nay với cách mangh công nghiệp 4.0 lợi thế về lao động giá rẻ đã không còn, họ hy vọng bằng việc đi tắt đón đầu sẽ “kéo” được sản xuất về lại châu Âu như trước.

Những nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang rốt ráo về vấn đề này. Riêng Việt Nam chính phủ cũng đang có sự quan tâm đặc biệt, tuy nhiên chúng ta tận dụng được nó đến đâu, cơ hội hay nguy cơ thì còn phải chờ thêm mới rõ.

– Góc độ doanh nghiệp. Có thể nói cách mạng công nghiệp 4.0 lấy “trung tâm” là các doanh nghiệp. Chính các doanh nghiệp hiện đang là những người chủ động đầu tư nghiên cứu – ứng dụng. Đây cũng là xu hướng mới (theo Trịnh Nguyễn) sẽ diễn ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp sẽ là những trung tâm nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng chứ không phải các Viện nghiẻn cứu hay các trường đại học… như trước đây.

Doanh nghiệp nào chủ động đầu tư và ứng dụng tốt sẽ có thành quả to lớn. Sẽ xuất hiện những “thế hệ” tập đoàn và doanh nhân mới.

Trên đây là một vài dòng phân tích mang tính hiểu biết và suy luận cá nhân của Trịnh Nguyễn. Thực tế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này sẽ phát triển như thế nào, đột phá ra sao, mang lại gì cho loài người… Chúng ta sẽ cùng được biết trong tương lai, có lẽ chắc cũng không xa lắm đâu.

Trịnh Nguyễn sẽ cùng các bạn thảo luận thêm về những chủ đề khác liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này. Các bạn có hứng thú thì cùng theo dõi nhe.

(Vui lòng trích nguồn: Trịnh Nguyễn – trinhj.com nếu các bạn muốn sử dụng lại bài viết này của mình.)