trinhj.com

Blog cá nhân của Trịnh Nguyễn

Tăng trưởng GDP Việt Nam 2017 và dự báo 2018

Tăng trưởng GDP Việt Nam 2017

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017

GDP Việt Nam 2017 ước tăng 6,7% (theo số liệu từ Tổng cục thống kế là 6.81%), cao hơn khoảng 0,5 điểm % so với năm 2016 nhờ sự cải thiện mạnh về tổng cung của nền kinh tế. Trong 0,5 điểm % tăng thêm của tăng trưởng năm 2017 so với năm 2016, khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất với 0,26 điểm % nhờ kết quả tăng trưởng ấn tượng của hoạt động bán buôn bán lẻ và ngành du lịch1 , tiếp theo là khu vực nông, lâm, thủy sản với 0,23 điểm %, và cuối cùng khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 0,04 điểm %.

Đáng chú ý là trong bối cảnh ngành khai khoáng tiếp tục giảm sâu, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây2 để trở thành động lực dẫn dắt khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì mức tăng tương đương năm 2016.

 

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017

 

Tăng trưởng GDP Việt Nam 2017

 

 

Cầu tiêu dùng cải thiện vững chắc khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2017 loại trừ yếu tố giá ước tăng 9,7%, cao hơn gần 2 điểm % so với năm 2016. Diễn biến cầu tiêu dùng 6 tháng đầu năm diễn biến ngược chiều với 2 năm gần đây. Tuy tăng trưởng thấp ở những tháng đầu năm, cầu tiêu dùng đã cải thiện mạnh mẽ, góp phần giúp tăng trưởng GDP bứt tốc trong 2 quý cuối năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng đạt mức tăng khá so với năm 2016, ước cả năm 2017 tăng khoảng 13% so với năm 2016, bằng 33,5% GDP, cao hơn mức 33% GDP của năm 2016. Đầu tư ngoài nhà nước (tư nhân và nước ngoài) tăng cao, cùng với việc xuất khẩu gia tăng khi kinh tế thế giới phục hồi tốt, đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.

Lạm phát Việt Nam 2017

Lạm phát tổng thể năm 2017 ước tăng khoảng 3.53% so với năm 2016, là năm thứ 4 liên tiếp lạm phát duy trì ở mức thấp dưới 5% và cho thấy nền tảng của ổn định vĩ mô đang được thiếp lập rõ nét.

Lạm phát thấp hơn so với năm 2016 do giá dịch vụ y tế và giáo dục tăng chậm hơn, trong khi giá thực phẩm giảm. Cụ thể: giá dịch vụ y tế tăng khoảng 45% và giáo dục tăng khoảng 8% so với cùng kỳ, ước làm CPI tổng thể tăng 2,1 điểm % (thấp hơn mức 3,1 điểm % năm 2016). Trong khi đó, giá thực phẩm giảm mạnh trong những tháng đầu năm đã góp phần làm CPI tổng thể giảm khoảng 0,7 điểm % so với năm 2016.

Năm 2017 là năm thứ 3 liên tiếp lạm phát cơ bản duy trì ổn định ở mức dưới 2% (năm 2017: 1,7%; năm 2016: 1,87%; năm 2015: 1,69%). Về phía chi phí đẩy, chi phí sản xuất không có sự gia tăng đáng kể (9 tháng đầu năm 2017 chỉ số giá sản xuất tăng 0,71% so với cùng kỳ năm trước).

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2017 của Việt Nam

Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2016, là mức kỷ lục trong vòng 10 năm qua. Có tới 5 dự án trị giá tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư trong năm nay.

Năm 2017 cũng ghi nhận một kỷ lục khi tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD.

Năm 2017, gần 13 triệu khách quốc tế đặt chân đến Việt Nam, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu du lịch lữ hành năm nay ước tính đạt 35,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018

UBGSTCQG dự báo, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2018 có thể đạt khoảng 6,5-6,8%. Theo đó, 6,5% là mức tăng trưởng tối ưu không gây áp lực lên lạm phát; tăng trưởng 6,8% là mức có thể đạt được khi các biện pháp kích cầu được áp dụng, nhưng sẽ gây ra áp lực lạm phát cầu kéo cho năm 2018. Bên cạnh đó, nếu các chính sách cải thiện bên cung phát huy hiệu quả tốt thì dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt mức cao hơn.

Lạm phát năm 2018 dự báo duy trì ở mức tương đương với mức tăng của năm 2017 (dưới 4%). Tuy nhiên, lạm phát năm 2018 có thể tăng cao hơn nếu giá điện tăng mạnh. Ước tính nếu giá điện tăng 8-10% sẽ góp phần làm lạm phát tăng 0,1-0,15 điểm %.

 

Nguồn: ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA